Lịch sử hoạt động Moltke_(lớp_tàu_chiến-tuần_dương)

Moltke

Bài chi tiết: SMS Moltke (1910)
Moltke tại thành phố New York vào năm 1912

SMS Moltke (1910) thay thế cho chiếc tàu tuần dương bọc thép Roon trong thành phần Đội tuần tiễu 1 vào ngày 30 tháng 9 năm 1911. Vào ngày 19 tháng 4 năm 1912, Moltke cùng các tàu tuần dương hạng nhẹ StettinBremen rời Đức trong một chuyến viếng thăm thiện chí đến Hoa Kỳ, đến nơi vào ngày 30 tháng 5. Vào đầu tháng 7, Moltke hộ tống cho du thuyền của Kaiser Wilhelm II trong chuyến đi Nga. Ngay khi quay trở về, Chuẩn đô đốc Franz von Hipper, Tư lệnh Đội tuần tiễu 1, đặt Moltke làm soái hạm của mình, một vai trò mà nó phục vụ cho đến khi vị đô đốc chuyển cờ hiệu của mình sang chiếc tàu chiến-tuần dương mới Seydlitz vào ngày 23 tháng 6 năm 1914.[11]

Moltke tham gia nhiều trận chiến lớn cùng với phần còn lại của Hạm đội Biển khơi Đức trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất, bao gồm các trận Dogger BankJutland tại Bắc Hải, cùng trận RigaChiến dịch Albion tại biển Baltic. Con tàu có mặt trong nhiều chiến dịch bắn phá bờ biển nước Anh, bao gồm cuộc bắn phá Yarmouth thứ nhất, bắn phá Scarborough, Hartlepool và Whitby cùng trận Yarmouth và Lowestoft thứ hai. Nó bị hư hại nhiều lần trong chiến tranh: bị trúng đạn pháo hạng nặng trong trận Jutland và hai lần trúng ngư lôi phóng từ tàu ngầm Anh trong các đợt tiến quân.[12]

Khi chiến tranh kết thúc vào năm 1918, giống như phần lớn tàu chiến của Hạm đội Biển khơi, Moltke bị lưu giữ tại Scapa Flow trong khi các cuộc đàm phán hòa bình diễn ra nhằm quyết định số phận của chúng. Hầu hết hạm đội đã bị đánh đắm vào ngày 21 tháng 6 năm 1919 nhằm ngăn chúng không bị rơi vào tay người Anh.[7] Xác tàu đắm của Moltke được cho nổi trở lại vào ngày 10 tháng 6 năm 1927, và sau đó được tháo dỡ tại Rosyth từ năm 1927 đến năm 1929.[13]

Goeben

Bài chi tiết: SMS Goeben

Sau khi cuộc Chiến tranh Balkan thứ nhất nổ ra vào tháng 10 năm 1912, Bộ Chỉ huy Tối cao Đức quyết định thành lập một hải đội Địa Trung Hải nhằm mục đích gây ảnh hưởng tại khu vực này. Hải đội mới bao gồm Goeben và chiếc tàu tuần dương hạng nhẹ Breslau; hai con tàu đã rời Kiel vào ngày 4 tháng 11 và đi đến ngoài khơi Constantinopolis vào ngày 15 tháng 11. Các con tàu đã viếng thăm nhiều cảng tại Địa Trung Hải, bao gồm Venice, PolaNaples. Cuộc chiến tranh Balkan thứ nhất kết thúc vào ngày 30 tháng 5 năm 1913, và một số đã cân nhắc đến việc rút lực lượng trở về vùng biển Đức. Tuy nhiên, xung đột lại nổ ra không đầy một tháng sau đó, vào ngày 29 tháng 6, khiến hai con tàu phải tiếp tục ở lại khu vực này.[14]

Yavuz (nguyên là Goeben) ngoài khơi Istanbul trong chuyến viếng thăm của thiết giáp hạm Hoa Kỳ Missouri vào tháng 4 năm 1946

Sau vụ ám sát Thái tử Áo Franz Ferdinand vào ngày 28 tháng 6 năm 1914, Chuẩn đô đốc Wilhelm Souchon nhận ra nguy cơ xảy ra chiến tranh, nên lập tức lên đường đi Pola để sửa chữa Goeben. Sau đó các con tàu được lệnh đi đến Constantinopolis. Trên đường đi, chúng bị lực lượng Anh săn đuổi, nhưng Goeben và Breslau tìm cách lẫn thoát chúng và đến được Istanbul vào ngày 10 tháng 8 năm 1914.[14] Goeben được chuyển cho Đế quốc Ottoman và được đổi tên thành TCG Yavuz Sultan Selim theo tên của Sultan Selim I. Thường được gọi là Yavuz, nó được đặt làm soái hạm của Hải quân Ottoman, nhưng giữ lại thành phần thủy thủ đoàn người Đức. Mang cờ Ottoman, Goeben bắn phá cảng Sevastopol của Đế quốc Nga, chiếm giữ và đánh chìm một tàu quét mìn Nga, và làm hư hại một tàu khu trục vào ngày 29 tháng 10 năm 1914. Chính phủ Nga đáp trả bằng cách tuyên chiến với Đế quốc Ottoman vào ngày 1 tháng 11, được Anh và Pháp tiếp nối vào ngày 5 tháng 11.[15] Bằng cách hoạt động như một hạm đội hiện hữu, Goeben đã rất hiệu quả trong việc ngăn chặn lực lượng Nga tiến vào Bosporus, và phòng thủ chống lại một cuộc xâm nhập tương tự của các chiếc tiền-dreadnought Anh và Pháp.[16] Những tàu chiến Anh-Pháp mạnh mẽ hơn, vốn có thể đối chọi ngang ngửa với Goeben, không thể liều lĩnh tiến vào vùng biển bị rải mìn dày đặc và được các tàu ngầm U-boat Thổ Nhĩ Kỳ tuần tra.[17]

Vào năm 1936, nó được đổi tên thành TCG Yavuz và tiếp tục làm soái hạm cho Hạm đội Thổ Nhĩ Kỳ cho đến năm 1950, mặc dù nó hầu như nằm im tại Izmit từ năm 1948. Đến năm 1952, Thổ Nhĩ Kỳ gia nhập khối NATO, và con tàu được đặt số hiệu lườn "B70". Yavuz được cho ngừng hoạt động vào ngày 20 tháng 12 năm 1950, và được rút khỏi Đăng bạ Hải quân vào ngày 14 tháng 11 năm 1954. Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ tìm cách giữ lại con tàu như một bảo tàng, kể cả một đề nghị bán lại cho Tây Đức vào năm 1963, nhưng mọi nỗ lực đều thất bại. Goeben bị bán vào năm 1971, và cuối cùng được tháo dỡ từ năm 1973 đến năm 1976, là chiếc tàu cuối cùng còn lại của Hải quân Đế quốc Đức.[4]